Cám ơn các bạn đã ghé qua blog của chienbourbon.blogspot.com. Nếu bạn nào cần phần mềm hay tài liệu thì cứ báo cho mình một tiếng, nếu có mình sẽ upload lên ngay cho các bạn (nhưng trong blog không đưa được link download trực tiếp nên các bạn đành phải vào mediafire để tải về nhé, tất cả link đều đưa lên trên mediafire hết) rồi đó các bạn ạ.

Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2010

THÔNG TƯ Số: 60/2010/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2010 QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIẾT MỔ LỢN


Căn cứ Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH được Ủy Ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH được Ủy Ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 7 năm 2003;
.

THÔNG TƯ Số: 61/2010/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2010 QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA CẦM


Căn cứ Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH được Ủy Ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH được Ủy Ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 7 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP;
.

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2010

Nghe Album Công Đức Sinh Thành - Thùy Trang

Posted by Admin 02:05, under | No comments

Nghe Album Đêm Trong Căn Nhà Ma

Posted by Admin 02:03, under | No comments

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2010

Hướng dẫn cài đặt tên miền Co.cc cho Blogspot

Posted by Admin 00:59, under , | No comments

Có nhiều ban khi đăng ký xong tên miền Co.cc (Cách đăng ký tại đây) thì không biết cài đặt, Và có làm theo một vài hướng dẫn trên mạng thì đã được nhưng có 1 nhược điểm là không có "www." trước domain thì không thể vào Blog được.
Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt Domain .
- Trước tiên bạn cần phải có 1 Blogspot ( bạn có thể đăng ký tại
Blogspot.com )
-Bạn đăng ký 1 tên miền dạng :
tenban.co.cc hoàn toàn miễn phí tại đây.
.

Hướng Dẫn Đăng Ký Tên Miền Co.cc Rút Gọn

Posted by Admin 00:38, under | No comments

Nếu như các bạn đã từng lang thang trên mạng để tìm các tên miền miễn phí (free domain) thì chắc hẳn các bạn đã biết đến những cái tên rất lâu đời như: .tk, .uni.cc, .co.nr, v.v.. Nhưng, những tên miền miễn phí này thường có chung nhược điểm là: Không có DNS hoặc có nhưng rất hạn chế (chủ yếu chỉ để forward tới một tên miền khác) và không được quản lý các zone record.
Nhưng gần đây, đã xuất hiện một tên miền miễn phí cho phép bạn làm tất cả điều này, đó chính là Co.cc.
Theo đánh giá của FreeVNN, Co.cc không những ngắn gọn, dễ nhớ mà nó còn có hệ thống quản lý DNS và các Zone Record tốt nhất hiện nay. Co.cc không chỉ là một tên miền miễn phí, nó còn là một tên miền đích thực và chuyên nghiệp nhất trong số những tên miền miến phí mà chẳng phải mất một xu nào cả, bạn có thể sử dụng tên miền này để trỏ tới nhiều host web và blog khác nhau, làm cho địa chỉ của bạn trở nên thật đơn giản và dễ nhớ!

Đăng ký tài khoản:


1. Vào trang chủ
www.co.cc, nhìn ở góc phải trên và chọn ngôn ngữ là Tiếng Việt!



2. Bạn nhìn vào giữa màn hình, tại ô trống hiện ra, bạn gõ vào tên miền yêu thích (ví dụ:
freevnn-help), sau đó bấm Kiểm tra tính sẵn sàng, xem có ai đã đăng ký tên miền đó chưa:



Nếu tên miền ấy chưa có ai đăng ký, bạn sẽ được kết quả như sau:




3. Bấm vào nút Tiếp tục đăng ký, một trang mới mở ra:




hãy bấm vào dòng
Tạo một tài khoản ngay bây giờ
Ở trang khai báo thông tin này, bạn khai báo các thông tin cần thiết ở những fields có dấu check. Xem hình ví dụ:




Kéo xuống dưới, check vào ô trống "Tôi chấp thuận các Điều khoản Dịch vụ" và bấm nút "Tạo tài khoản ngay bây giờ":




Nếu những thông tin khai báo hợp lệ là bạn đã đăng ký xong và tự động login vào luôn. Trang đăng ký xong có dạng như sau:




Chú ý: sau khi tạo xong tài khoản, bạn cần tiến hành cài đặt cho tên miền trong vòng 48 giờ, nếu không tài khoản của bạn sẽ bị xóa


Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2010

Chiến thuật kiếm tiền ở Neobux.com

Posted by Admin 01:36, under , | No comments

NeoBux, có lẽ bạn đã nghe từ site này nhiều rồi. Đây là 1 website kiếm tiền từ việc click quảng cáo uy tín mà rất nhiều bạn ở Việt Nam đang tham gia . Hướng dẫn sau đây sẽ giúp cho bạn thật sự tìm ra cách kiếm tiền hữu hiệu nhất mà lại miễn phí không phải mất xu nào.

Điều duy nhất bạn không biết là bạn có thể kiếm 50$ 1 ngày chỉ trong chớp mắt.
Bạn có thể kiếm được vài xu khi khởi đầu nên bạn phải hết sức kiên nhẫn. Với phương pháp này thì bạn đã có 1 số vốn nhỏ mà không cần bỏ ra xu nào cả. Nếu như bạn có tiền thì bạn cũng có thể đầu tư vào đấy 1 số vốn nho nhỏ, nó giúp bạn có thể kiếm được tiền nhanh hơn đấy. Chiếc chìa khóa làm nên thành công khi chơi NeoBux là số bạn (Referral) mà bạn giới thiệu được. Nói cho đơn giả là nếu bạn không giới thiệu được ai thì đồng nghĩa với việc bạn không kiếm được tiền. Tuy nhiên bạn có thể mướn những người "bạn ảo" (Referals) từ NeoBux.
Referals là người thật (KHÔNG PHẢI BOTS), để mướn 1 người thì bạn phải trả 0.25$/Ref/ 1 tháng.
Để "tái tạo" lại Referal ko chịu làm việc qua chế độ làm việc (chịu click ads) thì bạn phải trả 0.07$ cho mỗi người. Điều đó không đáng tí nào. Nếu bạn không "tái tạo" những referal đó thì bạn sẽ mất trắng tiền thuê họ



Được rồi, bây giờ chúng ta bắt đầu

Bước 1: Click ads hằng ngày, khi đạt tới 0.75$ bằng cách click ads thì bạn sẽ thuê được 3 ref ảo (nhưng khoan mua đã nha !!!), sẽ mất vài ngày để bạn kiếm được 0.75$, và nhiều người nôn nóng mua ref đến mức bọn họ có tiền là mua ngay
Khi người ta làm vậy, họ không nhận ra rằng mình không đủ tiền để duy trì số ref đó và dần dần số ref đó sẽ bị mất đi vì họ không đủ tiền để trả cho chúng

Bước 2: Rồi, trước khi thuê ref thì phải đạt tới 3$ đã (cái này nên hy sinh 1 phần tiền PTC của nhìu trang để đầu tư), rồi bắt đầu mua ref. Như vậy bạn sẽ phân bố tiền mua và bảo trì khoảng 1$/1 Ref, như vậy bạn có thể tái chế chúng nếu chúng không chịu click ads hoặc là trả tiền để có tụi nó hoạt động thêm 1 tháng nữa. Sẽ mất 1 khoảng thời gian nếu tự kiếm ra 3$, nhưng cách này là tốt nhất để có thể thuê ref mà không lo bị mất

Bước 3 : Khi đã có 3$ rồi, và mua 3 ref rồi, thì phải đặt chế độ Autopay (tự động trả tiền vào tài khỏan ref). 1 ref tốn 0.25$/1 tháng để duy trì, thay vì tiền chuyển vào tài khoản của bạn, chúng sẽ được chuyển vào thuê ref tự động, nghĩa là tụi nó tự làm tự trả cho mình đó, các bạn.

Bước 4: Rút tiền sớm quá là sai lầm của người chơi NeoBux. Kiếm đựoc tiền lần đầu thì nên để dành 3$ đó để mua ref. Nhờ chiến thuật này mà thằng viết Guide kiếm được hơn 2000 ref ảo (khốn khiếp thật) Nhờ quả chiến thuật này mà 1 ngày kiếm 50$ là bèo!, Chiến thuật này đã đem lại cho tên viết Guide hàng trăm nghìn đô la, Bạn cũng có thể đạt như vậy nếu bạn kiên nhẫn và chịu khó học hỏi, Chiến thuật này thích hợp cho mấy anh em nào không muốn đi lập hội kiếm ref

* Dưới đây tôi sẽ hướng dẫn bạn thuê Rent Ref ở Neobux.com (từ đây có thể áp dụng vào thuê các trang PTC khác)

1. Tại sao ta phải đi thuê Ref. Giải bài toán thuê Ref


a. Giải thích từ ngữ trong tài khoản Neobux
*Direct : Số lượng Ref giới thiệu trực tiếp của bạn (người chơi đăng ký theo link ref của bạn)
- Với NeoBux, và thành viên Standard Member, bạn chỉ được giới thiệu trực tiếp 30ref và chỉ có một cấp ref
*Standard Member : Thành viên mặc định khi bạn vừa đăng ký neobux (hiểu nôm na là thành viên miễn phí)
*Golden Member : Thành viên đã nâng cấp tại neobux (phí 90$/năm)
*Rented : Số lượng Ref bạn thuê (Rented Ref)
*Main Balance: Tài khoản chính của bạn, đây là số tiền bạn kiếm được từ những click của bạn và hoa hồng từ Ref (bao gồm cả Direct và Rented Ref). Chính là số tiền để bạn rút (tiền bạn kiếm được từ Neobux)
*Rental Balance: Đây là tài khoản để bạn thuê Ref, trong quá trình thuê Ref, tài khoản này sẽ sử dụng để bạn trao đổi tiền bạc giữa bạn và Neobux, Rent Ref chính là hàng trao đổi. Thường khi mới chơi, bạn chẳng để ý đến tài khoản này, vì bạn chưa biết thuê Ref là gì, nên số tiền là 0. Tiền từ Main Balance bạn có thể chuyển thành tiền Rental Balance, xong không có sự ngược lại, mà chỉ có người bạn thuê ref giúp bạn tăng tiền Main Balance mà thôi. Bạn có thể hình dung sơ đồ kiếm tiền trong Neobux dưới đây:




Từ sơ đồ, ta thấy, tiền đầu tư thuê ref của bạn (gồm Main Balance + PP,AP) mà lớn hơn tiền từ Rental Balance đem lại, thì việc thuê Ref của bạn bị thất bại, bạn bị lỗ mà không được sinh lời. Vậy ta phải giải bài toán thực hiện thế nào để trong quá trình thuê Ref chỉ lãi mà không lỗ.

b. Giải bài toán thuê Ref

- Giá click tại Neobux là như sau:
+ Standard Member
Per click: $0.010 (standard view) · $0.015 (extended view)
Per referral click: $0.005 (standard view) · $0.010 (extended view)
+ Golden Member
Per click: $0.010 (standard view) · $0.020 (extended view)
Per referral click: $0.010 (standard view) · $0.020 (extended view)

- Giá thuê Ref tại Neobux như sau: 0.25$/1Ref/Tháng, có các gói 3(0,75$), 5(1,25$), 10(2,5$), 20(5$) .....3, 5, 10, 20... là số lượng Ref thuê
- Nếu bạn thuê 1Ref, mỗi tháng mất 0.25$, số tiền hoa hồng lớn nhất do Ref đó mang lại trong 1 tháng là (ứng với ngày nào Ref đó cũng click hết ADS)

+ Standard Member : 0.005* 4ADS* 30 = 0.6$
--> Số tiền lãi đem lại : 0.6 - 0.25 = 0.35$/Ref
--> Thuê 10 Ref lãi 3.5$, thuê 100Ref lãi 35$, thuê 1000Ref lãi 350$/tháng

+ Golden Member : 0.01* 4ADS* 30 = 1.2$
--> Số tiền lãi đem lại : 1.2 - 0.25 = 0.95$/Ref
--> Thuê 10 Ref lãi 9.5$, thuê 100Ref lãi 95$, thuê 1000Ref lãi 950$/tháng

- Nhìn vào đây, bạn mới hiểu tại sao Neobux có rất nhiều Proof trên 1000$, Proof cao nhất của nó hình như là 50.000$

2. Hướng dẫn thuê Ref tại Neobux
2.1 Số lượng Ref thuê ứng với số tiền bạn có trong tài khoản Rental Balance

- Trước khi thuê, bạn cần có một số vốn nho nhỏ trong Rental Balance để duy trì Ref đã nhé, theo tôi, để duy trì Ref, bạn lấy trung bình như sau, khoảng 0.7-1$/Ref duy trì. Tức là bạn lấy tiền trong Rental Balance chia cho 0,7-1$, thì ra số lượng Ref bạn nên thuê, ứng với số tiền bạn có.

- Cách đưa tiền vào tài khoản Rental Balance, có 2 cách
Cách 1 : Chuyển từ tài khoản Main Balance sang tài khoản Rental Balance, bạn làm như sau:
-->Kích Account Summary / Rental Balance/ Neobux Balance/ Điền số tiền bạn chuyển vào ô hiện ra/ Nhấn nút

Cách 2 : Chuyển từ ngân hàng trực tuyến của bạn (PP, AP):
-->Kích Account Summary / Rental Balance / AP, PP/ Điền số tiền bạn chuyển vào ô hiện ra / Nhấn nút
-->Lưu ý : Chỉ ngân hàng trực tuyến đã Verify bạn mới chuyển được

2.2 Tiến trình thuê Ref

- Sau khi bạn đã có tiền trong Rental Balance thì bạn tiến hành thuê ref
-->Kích Account Summary / Nhấn nút REFERRALL cạnh nút YOUR PAYMENT / Chọn gói Ref thuê

- Đối với thành viên Standard Member, 7 ngày sau bạn mới có thể thuê Ref tiếp sau ngày thuê gần nhất

2.3 Tiến trình chọn lọc Ref thuê.

- Sau khi bạn thuê Ref, ngày nào bạn cũng cần theo dõi click của những Ref mình đã thuê, nếu họ không click, hoặc click không đều đặn thì bạn có thể bị lỗ tiền đầu tư thuê Ref. Trong quá trình theo dõi, bạn có thể:
+ Đổi Ref thuê, bằng cách bạn chọn Ref muốn đổi (đánh vào dấu tích trong bảng danh sách Rent), tại hộp thả xuống chọn I Want To Recycle Them rồi nhấn nút Click here to Confirm, như hình dưới :



>theo tôi thì trong qúa trình theo dõi, nếu Ref nào không Click sau 2-4 ngày, thì bạn đổi Ref đó ngay lấy Ref khác, mỗi lần bạn đổi 1 Ref, bạn bị mất 0.07$ trong tài khoản Rental Balance (đó là lý do tại sao mỗi ref cần 0.7-1$ để duy trì Ref )

+ Giữ lại Ref thuê : trong quá trình theo dõi, bạn sẽ chọn lọc ra được những Ref click đều đặn, tạo cho bạn hoa hồng và lãi, thì bạn phải giữ Ref đó lại khi thời gian thuê 1 tháng đã hết (Mỗi lần thuê Ref, số ngày thuê là 1 tháng)
--> Nếu bạn muốn giữ thêm 30 ngày , chọn dòng I WANT TO PLAY TO KEEP THEM FOR 30 MORE DAYS
--> Nếu bạn muốn giữ thêm 60 ngày, chọn dòng I WANT TO PLAY TO KEEP THEM FOR 60 MORE DAYS (10% DISCOUNT) , ngoài ra khi giữ lại Ref thuê kiểu này, bạn sẽ được giảm giá thuê 10% , như vậy giá thuê Ref của bạn bây giờ là : 0.25x(1-0.1) = 0.225$/Ref (100 Ref tiết kiệm 2.5$)
--> Nếu bạn muốn giữ thêm 90 ngày, chọn dòng I WANT TO PLAY TO KEEP THEM FOR 90 MORE DAYS (20% DISCOUNT) , ngoài ra khi giữ lại Ref thuê kiểu này, bạn sẽ được giảm giá thuê 20% , như vậy giá thuê Ref của bạn bây giờ là : 0.25x(1-0.2) = 0.2$/Ref (100 Ref tiết kiệm 5$)

2.4 Chế độ tự động trả tiền vào tài khoản Ref

- Trong quá trình thuê Ref, bạn nên đặt chế độ Autopay (tự động trả tiền vào tài khỏan ref). 1 ref tốn 0.25$/1 tháng để duy trì, thay vì tiền chuyển vào tài khoản của bạn, chúng sẽ được chuyển vào thuê ref tự động, nghĩa là tụi nó tự làm tự trả cho mình đó, các bạn.
- Để đặt chế độ Autopay, bạn chọn dòng AutoPay is Enabled, như hình dưới:



Bạn còn chần chờ gì nữa, tham gia Neobux để kiếm $$$ tiêu xài nào?
Chúc các bạn kiếm được nhiều tiền từ PTC!! 
(Nguồn: Sưu tầm từ Internet)



Thứ Hai, 18 tháng 10, 2010

Hướng Dẫn Kiếm Tiền Với NeoBux (cho Newbie)

Posted by Admin 02:12, under , | No comments






  • Có một vài bạn có pm cho mình xin chỉ cách chơi PTC, nhưng vì thời gian tớ rất bận nên chưa có thời gian để hướng dẫn chi tiết các bạn được. Hôm nay tớ xin giới thiệu cách chơi PTC với trang NeoBux - một trang PTC rất uy tín. Bài này là tớ sưu tầm và thấy hay nên post cho các bạn xem.
    - Nếu như những trang web kiếm tiền online trước đây thường rất mơ hồ về phần thanh toán tiền cho bạn , thì với NeoBux điều đó hoàn toàn trái ngược . NeoBux hỗ trợ thanh toán 24/24 bất cứ khi nào bạn có yêu cầu và số tiền tối thiểu mà NeoBux thanh toán cho bạn cũng rất nhỏ chỉ 2$ ( vậy chỉ cần kiếm được 2$ là bạn có thể yêu cầu NeoBux thanh toán rồi), NeoBux hỗ trợ thanh toán thông qua PayPal ( PayPal là một cổng thanh toán được sử dụng rộng rãi toàn cầu bạn có thể tạo một tài khoảng tại PayPal một cách dễ dàng mất chưa đến 5 phút, xem hướng dẫn tạo tài khoản PayPal tại đây
    - Sau khi bạn đã có một tài khoản của PayPal rồi thì tôi sẽ bắt đầu hướng dẫn bạn cách đăng ký NeoBux (dễ thôi không có gì là phức tạp cả). Đầu tiên bạn vào trang đăng ký của NeoBux:

    Đăng Ký NeoBux



    - Sau khi vào trang đăng ký bạn click vào “REGISTER NOW” bên khung màu vàng (đừng để ý đến khung bên kia nó dành cho những người có nhu cầu đặt quảng cáo). Sau đó bạn sẽ được chuyển đến trang điền thông tin đăng ký với 1 biểu mẫu .

    Bạn điền thông tin như sau :
    - Username: điền tên đăng nhập bạn chọn
    - Password: điền mật khẩu bạn chọn
    - Password confirmation: điền mật khẩu lần nữa (giống ở trên nha)
    - Email: điền địa chỉ email của bạn (ghi cho chính xác dùng để ki1ck hoạt tài khoản đó )
    - AlertPay/PayPal Email: địa chỉ PayPal của bạn ( xem hướng dẫn đăng ký tại đây )
    - Birth Year: năm sinh (nên ghi từ năm 1990 về sau cho đủ 18 tuổi)
    (Chú ý ghi năm mấy phải nhớ đề phòng sao này quên mật khẩu)
    - Image Verification: nhập vào những chữ mà bạn thấy ở hình bên dưới .
    - Ok vậy là xong bước một rồi đó . Bây giờ bạn nhấp vào nút “CONTINUE” để đến trang tiếp theo . Bạn sẽ thấy câu thông báo ”Đừng đóng cửa sổ này” bạn cứ
    để cửa sổ nguyên như vậy, mở cửa sổ khác lên vào email của bạn, bạn sẽ thấy NeoBux gửi cho bạn một là thư trong đó có một đoạn mã để kick hoạt tài khoản hãy copy đoạn mã đó (như hình bên dưới):
    makickhoat Hướng Dẫn Kiếm Tiền Với NeoBux – Chi Tiết A – Z

    - Sau khi đã copy mã kick hoạt bạn hãy dán nó vào khung Validation code for . Sao đó tại khung Image Verification bạn gõ vào những ký tự bạn thấy bên dưới rồi bấm nút “FINISH REGISTATION” vậy là bạn đã hoàn thành việc đăng ký rồi đó (xem hình bên dưới) :

    xacnhan1 Hướng Dẫn Kiếm Tiền Với NeoBux – Chi Tiết A – Z
    - Đôi khi bạn sẽ đánh sai chữ tại mục Image VerificationNeoBux sẽ thông báo yêu cầu bạn gõ lại . Cứ từ từ mà gõ là được thui , nếu thành công bạn sẽ được thấy thông báo như bên dưới , giờ chỉ cần nhấp vào nút “LOGIN NOW” để đăng nhập thui.

    thongbao Hướng Dẫn Kiếm Tiền Với NeoBux – Chi Tiết A – Z

    - Sau khi nhấp vào nút “LOGIN NOW” bạn sẽ thấy giao diện đăng nhập như hình bên dưới tại mục Username: bạn điền username đã đăng ký vào , tại mục Password bạn điền pass đã đăng ký vào , mục Secondary Password không cần quan tâm cứ bỏ trống , cuối cùng mục Verification Code bạn điền vào những chữ thấy ở hình bên dưới .

    - Sau khi đăng nhập bạn sẽ thấy giao diện như sau . Bây giờ hãy kiếm những đồng $ đầu tiên bằng cách nhấp vào “View Advertisements” ở góc trên bên phải màn hình :
    goctrai Hướng Dẫn Kiếm Tiền Với NeoBux – Chi Tiết A – Z

    - Bạn sẽ được đưa vào trang đọc quảng cáo . Mỗi ngày bạn có 4 quảng cáo để đọc (có thể tăng thêm). Bạn sẽ thấy 4 quảng cáo với các hình ngôi sau đứng đầu , Bạn nhấp vào 1 trong 4 quảng cáo đó 1 nút màu đỏ sẽ xuất hiện (như hình bên dưới).



    Nhấp vào nút màu đỏ đó trang quảng cáo sẽ xuất hiện , bạn không cần quan tâm đến quảng cáo đó ghi cái gì bạn chỉ cần chờ một tý khi trên cùng của trang quảng cáo xuất hiện dòng chữ “Advertisement validated! $0.01 were credited in your account” (khoảng 30s) vậy là bạn đã có 0.01$ đầu tiên rồi đó . Làm tương tự với các quảng cáo còn lại :

    - Như vậy bạn đã có được những đồng $ đầu tiên từ Internet , nhưng bạn vẫn còn muốn kiếm thêm ! dễ thui hãy để người khác kiếm cho bạn , bạn hãy giới thiệu NeoBuxđến cho những người khác tham gia thông qua tài khoản của bạn
    và bạn sẽ được tặng tiền hoa hồng khi họ đăng ký và click quảng cáo , nếu bạn thắc mắc không biết giới thiệu bằng cách nào thì tôi sẽ hướng dẫn ngay sau đây.

    - Đầu tiên hãy nhấp vào tên đăng nhập của bạn trong giao diện NeoBux (bên dưới chữ View Advertisements” ấy) bạn sẽ được chuyển vào trang thông tin tài khoản của bạn .Bạn sẽ thấy 3 cột, 1 vàng 2 trắng, nhấp vào chữ Banners trong cột màu vàng (như hình bên dưới):


    Vào trang Banners bạn sẽ thấy các dòng :

    - Link : đây là liên kết để mời người khác (khi nhấp vào liên kết này họ sẽ được chuyển tới trang đăng ký như bình thường nhưng khi họ đăng ký bạn sẽ được hưởng hoa hồng)

    - Banner : link tới ảnh banner của NeoBux (bạn có thể dùng khi quảng cáo trong các diễn đàn)

    - HTML : dùng cho web quảng cáo không cần quan tâm

    - Forums URL (1) : mã để chèn liên kết đăng ký của bạn vào bài viết trong các diễn dàn

    - URL (2) : mã để chèn liên kết đăng ký của bạn kèm với banner ở trên (nhấp vào banner sẽ vào kiên kết đăng ký của bạn) vào bài viết trong các diễn dàn.

    Vậy là tôi đã hướng dẫn xong cho bạn một cách chi tiết về kiếm tiền từ internet với NeoBux . Kiếm tiền từ mạng không phải là khó nhưng nó đòi hỏi chúng ta phải có tính kiên trì . Chúc bạn lun vui vẻ hạnh phúc và mau mau phát tài nha !
    Sưu tầm









  • Chủ Nhật, 17 tháng 10, 2010

    Kiếm tiền với CPM(tính theo lượt truy cập)

    Posted by Admin 06:44, under , | No comments

    cái này min pay có 0,1$ qua PayPal à.Hệ thống tự tính tự chuyển tiền cho mình vào ngày 15 và 30 hàng tháng.Bồ tèo nào có blog hay forum mà muốn kiếm tí chút thì vào đây click vào đây .
    -Với Paid-To-Promote.Net bạn được trả tiền để quảng bá tại trang web bất kỳ, chấp nhận surf, PTP, PTR, popup, exchange, games , music, blog ... website.
    - VnBlognet [dot] com: Đây là một dạng quảng cáo trả tiền cho mỗi 1000 lần hiển thị CPM ( Cost per 1000 impressions ) với khách truy cập website , tức là mình vẫn có tiền khi họ không click vào banner quảng cáo . Tuy nhiên , vì tính tiền cho mỗi 1000 lượt truy cập nên đây là một hình thức chỉ dành riêng cho các website có lượt truy cập dồi dào .
    Tuy vậy những website có lượt truy cập hạng trung cũng có thể kiếm được tiền dễ dàng bởi trang này có số thanh toán tối thiểu rất thấp (chỉ có 0,1$ )
    Nào cùng nhau tìm hiểu Paid-To-Promote

    1Cách đăng ký tham gia:
    - Bạn có thể đăng ký Convert Traffic từ blog , web thành tiền chỉ bằng 2 bước sau
    -Singup thôi
    -Username:tên đăng nhập
    -Password:pass
    -Name:họ và tên
    -E-mail: mail của bạn
    -Paypal : mail PayPal(chơi paypal thôi)
    -WebMoney(wmz)(10%fee) :bỏ trống
    -cuối cùng nháy singup
    -check mail kích hoạt tài khoản là xong
    -copy cái mã ở ô đầu tiên bỏ vô forum hay web là ổn
    (cái này thu nhập ổn định hơn pay per click nhiều)

    Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010

    THÔNG TƯ Số: 47/2010/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 8 năm 2010 Sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Quyết định 71/2007/QĐ-BNN ngày 06/8/2007; Quyết định 98/2007/QĐ-BNN ngày 03/12/2007; Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 và Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010


    Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ Quy định nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
    Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 26 tháng 7 năm 2003;
    Căn cứ Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004;
    Căn cứ Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02/6/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hoá 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, ngành;
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Quyết định 71/2007/QĐ-BNN ngày 06/8/2007; Quyết định 98/2007/QĐ-BNN ngày 03/12/2007; Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 và Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 như sau:
    Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Quyết định 71/2007/QĐ-BNN ngày 06/8/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định trình tự, thủ tục thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y
    1. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 6 như sau:
    "b) Hồ sơ kỹ thuật của từng loại thuốc thử nghiệm, khảo nghiệm và ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ kỹ thuật
    - Hồ sơ kỹ thuật của từng loại thuốc thử nghiệm, khảo nghiệm gồm:
    + Bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;
    + Thông tin kỹ thuật về chất lượng của sản phẩm;
    + Thông tin kỹ thuật về độ an toàn và hiệu lực của sản phẩm;
    + Phiếu kiểm nghiệm của cơ sở sản xuất;
    + Phiếu kiểm nghiệm của cơ quan kiểm nghiệm thuốc thú y Nhà nước hoặc của cơ sở kiểm nghiệm thuốc được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận.
    - Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ kỹ thuật gồm:
    + Hồ sơ kỹ thuật đối với thuốc sản xuất trong nước phải viết bằng tiếng Việt;
    + Hồ sơ kỹ thuật đối với thuốc sản xuất ở nước ngoài phải được viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Trường hợp hồ sơ viết bằng tiếng Anh, Bản tóm tắt đặc tính sản phẩm phải viết bằng tiếng Việt.
    2. Bỏ điểm c và điểm f khoản 1 Điều 6".
    Điều 2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 Quyết định số 98/2007/QĐ-BNN ngày 03/12/2007 về việc bổ sung, sửa đổi  Quyết định số 71/2007/QĐ-BNN ngày 06/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định trình tự, thủ tục thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y như sau:
    "Điều 4. Các trường hợp thuốc thú y phải thử nghiệm, khảo nghiệm và miễn thử nghiệm, khảo nghiệm
    3. Các trường hợp miễn thử nghiệm, khảo nghiệm
    Thuốc thú y sản xuất hoàn toàn theo sản phẩm gốc (thuốc Generic); thuốc mang tên gốc (đối với thuốc dược phẩm, hoá chất); thuốc thú y nhập khẩu (trừ vắc xin) đã được phép lưu hành ở Mỹ, Nhật Bản, Úc, Canada châu Âu".
    Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản (sau đây gọi là Quyết định số 118).
    1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 11 như sau:
    "1. Chủ hàng lập hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm:
    a) Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm theo mẫu tại Phụ lục 1a Quy chế kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản được ban hành kèm theo Quyết định số 118;
    b) Bảng kê chi tiết lô hàng theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
    c) Các yêu cầu riêng của chủ hàng về chất lượng, an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản (nếu có)".
    2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 11 như sau:
    "2. Trường hợp hàng hóa thủy sản nhập khẩu, ngoài những nội dung đã được quy định tại khoản 1 Điều 11 Quy chế kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản được ban hành kèm theo Quyết định số 118, hồ sơ đăng ký kiểm tra cần phải có thêm: 
    a) Đối với hàng hóa thủy sản nhập khẩu để chế biến:
    - Bản sao hợp đồng mua bán;
    - Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản (riêng đối với lô hàng thủy sản do các tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biển bán trực tiếp cho Việt Nam có trong danh sách được phép xuất khẩu vào Việt Nam thì không phải cung cấp thành phần hồ sơ này);
    - Bản sao Giấy chứng nhận xuất xứ.
    b) Đối với hàng hóa thủy sản triệu hồi hoặc bị trả về đã được cấp Giấy chứng nhận chất lượng trước khi xuất khẩu, chủ hàng thực hiện thủ tục miễn kiểm tra theo quy định tại Điều 19  Quy chế kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản được ban hành kèm theo Quyết định số 118 và hồ sơ đăng ký kiểm tra phải có thêm:
    - Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản của lô hàng trước khi xuất khẩu;
    - Bản sao văn bản triệu hồi hoặc thông báo trả về trong đó nêu rõ nguyên nhân triệu hồi hoặc bị trả về.
    c) Đối với hàng hóa thủy sản triệu hồi hoặc bị trả về chưa được cấp Giấy chứng nhận chất lượng trước khi xuất khẩu:
    Bản sao văn bản triệu hồi hoặc thông báo trả về trong đó nêu rõ nguyên nhân triệu hồi hoặc bị trả về".
    3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 15 như sau:
    "1. Kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường, Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận cho lô hàng có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu theo thời hạn sau:
    a) Không quá 1 (một) ngày làm việc đối với hàng hóa thủy sản xuất khẩu, hoặc đưa ra tiêu thụ nội địa ở dạng tươi, sống;
    b) Không quá 07 (bảy) ngày làm việc đối với sản phẩm đồ hộp và các dạng sản phẩm khác;
    cã) Trường hợp phải gửi mẫu phân tích tại các phòng kiểm nghiệm bên ngoài.
    Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản cho chủ hàng trong thời gian không quá 1 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả phân tích".
    Điều 4. Chế độ giảm kiểm tra áp dụng đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 12 và Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 78/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng thủy sản.
    Điều 5. Kết hợp thủ tục "Kiểm dịch các lô hàng động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm" qui định tại Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản (sau đây gọi là Thông tư 06) với thủ tục "Kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu" quy định tại Quyết định 118 thành thủ tục "Kiểm dịch và kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu" như sau:
      "1. Đăng ký kiểm dịch và kiểm tra chất lượng
      a) Chủ hàng gửi hồ sơ đăng ký kiểm dịch và kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đến Cơ quan kiểm tra thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản (sau đây gọi là Cơ quan kiểm tra), hồ sơ đăng ký bao gồm:
    - Bảng kê chi tiết lô hàng theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
    - Giấy đăng ký kiểm dịch và kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
    - Các yêu cầu riêng của chủ hàng về chất lượng, an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản (nếu có);
    - Bản sao Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát của thủy sản (nếu có);
    - Bản sao phiếu kết quả xét nghiệm bệnh thủy sản (nếu có);
    - Bản sao Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nuôi trồng thuỷ sản đối với những loài có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện;
    - Bản yêu cầu về các chỉ tiêu kiểm dịch của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc của chủ hàng (nếu có);
    - Mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có).
    b) Chủ hàng gửi hồ sơ đăng ký kiểm dịch và kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đến cơ quan kiểm tra bằng các hình thức: gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, gửi qua fax (có điện thoại xác nhận), thư điện tử hoặc đăng ký trực tuyến qua Internet, sau đó nộp hồ sơ đăng ký cho Cơ quan kiểm tra khi được kiểm tra thực tế;
    c) Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan kiểm tra xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm dịch và kiểm tra chất lượng và thông báo cho chủ hàng về chế độ kiểm tra, thời gian và địa điểm thực hiện kiểm dịch và kiểm tra chất lượng.
    2. Cấp Giấy chứng nhận
    a) Kể từ khi kết thúc kiểm dịch và kiểm tra chất lượng tại hiện trường, Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận cho lô hàng có kết quả kiểm dịch và kiểm tra chất lượng đạt yêu cầu theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này, như sau:
    - Trong thời hạn không quá 4 (bốn) ngày làm việc đối với hàng hóa thủy sản xuất khẩu ở dạng tươi, sống;
    - Trong thời hạn không quá 7 (bẩy) ngày làm việc đối với các dạng sản phẩm khác;
    b) Trường hợp phải gửi mẫu phân tích, xét nghiệm bệnh tại các phòng kiểm nghiệm, xét nghiệm bên ngoài.
     Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản cho chủ hàng trong thời gian không quá 1 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra.
    3. Khi có kết quả kiểm dịch và kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm không đạt yêu cầu, Cơ quan kiểm tra xử lý theo quy định tại Điều 16 Quy chế kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản được ban hành kèm theo Quyết định số 118; Thông tư số  06 và gửi Thông báo không đạt theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này cho chủ hàng.
    4. Các nội dung khác liên quan đến hoạt động kiểm dịch và kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm các lô hàng động vật và sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm được thực hiện theo quy định tại Quy chế kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản ban hành kèm theo Quyết định số 118 và Thông tư số  06.
    Điều 6. Hiệu lực thi hành
    Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
    Điều 7. Trách nhiệm thi hành
    Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
    Nơi nhận:
    - Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
    - Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
    - Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc CP;
    - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
    - Công báo, Website Chính phủ;
    - Các Cục, Vụ trực thuộc Bộ NN&PTNT;
    - Lưu VT, QLCL, TY.

    BỘ TRƯỞNG

    (đã ký)
    Cao Đức Phát

    Hiện thuộc tính văn bản

      Tệp đính kèm TT47BNN.DOC

    NGHỊ ĐỊNH Số: 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của CP về HƯỚNG DẪN CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP



    CHÍNH PHỦ
    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
    NGHỊ ĐỊNH:
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    Nghị định này hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp liên quan đến thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng
    Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm:
    1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức Đảng và của các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (sau đây gọi chung là doanh nghiệp);
    2. Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không đăng ký lại theo Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định về việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (sau đây gọi tắt là Nghị định số 101/2006/NĐ-CP);
    3. Hộ kinh doanh;
    4. Các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp.
    Điều 3. Áp dụng Luật Doanh nghiệp, Điều ước quốc tế và pháp luật liên quan
    1. Việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp áp dụng theo quy định của Luật Doanh nghiệp; trừ các trường hợp quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
    2. Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác về hồ sơ, trình tự, thủ tục và điều kiện thành lập, đăng ký kinh doanh, cơ cấu sở hữu và quyền tự chủ kinh doanh thì áp dụng theo các quy định của Điều ước quốc tế đó.
    3. Trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định của Luật Doanh nghiệp và các luật sau đây về hồ sơ, trình tự, thủ tục và điều kiện thành lập, đăng ký kinh doanh; về cơ cấu tổ chức quản lý, thẩm quyền của các cơ quan quản lý nội bộ doanh nghiệp, quyền tự chủ kinh doanh, cơ cấu lại và giải thể doanh nghiệp thì áp dụng theo quy định của luật đó.
    a) Luật Các tổ chức tín dụng;
    b) Luật Dầu khí;
    c) Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;
    d) Luật Xuất bản;
    đ) Luật Báo chí;
    e) Luật Giáo dục;
    g) Luật Chứng khoán;
    h) Luật Kinh doanh bảo hiểm;
    i) Luật Luật sư;
    k) Luật Công chứng;
    l) Luật sửa đổi, bổ sung các luật quy định tại khoản này và các luật đặc thù khác được Quốc hội thông qua sau khi Nghị định này có hiệu lực thi hành.
    Điều 4. Tổ chức Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp
    1. Các tổ chức Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp, phát luật và theo Điều lệ tổ chức.
    2. Doanh nghiệp tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền, vận động thành lập các tổ chức Đảng, đoàn thể tại doanh nghiệp, kết nạp những người làm việc tại doanh nghiệp vào các tổ chức này.
    3. Doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thời gian và các điều kiện cần thiết khác để thành viên các tổ chức Đảng, đoàn thể làm việc tại doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ sinh hoạt theo Điều lệ và nội quy của tổ chức.
    Điều 5. Góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ
    Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn. Bộ Tài chính hướng dẫn việc định giá góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ.
    Điều 6. Vốn điều lệ của công ty và số cổ phần được quyền phát hành của công ty cổ phần
    1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là tổng giá trị các phần vốn góp do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn cụ thể và đã được ghi vào Điều lệ công ty.
    2. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổng giá trị số vốn do chủ sở hữu đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn cụ thể và đã được ghi vào Điều lệ công ty.
    3. Thời hạn mà thành viên, chủ sở hữu công ty phải góp đủ số vốn đã cam kết vào vốn điều lệ quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này không quá 36 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, thay đổi thành viên.
    4. Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá số cổ phần đã phát hành. Số cổ phần đã phát hành là số cổ phần mà các cổ đông đã thanh toán đủ cho công ty. Tại thời điểm đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá các cổ phần do các cổ đông sáng lập và các cổ đông phổ thông khác đã đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty; số cổ phần này phải được thanh toán đủ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    5. Số cổ phần được quyền phát hành của công ty cổ phần là số cổ phần mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ phát hành để huy động thêm vốn. Số cổ phần được quyền phát hành của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký kinh doanh là tổng số cổ phần do cổ đông sáng lập và các cổ đông phổ thông khác đã đăng ký mua tại thời điểm đăng ký kinh doanh và số cổ phần sẽ phát hành thêm trong thời hạn 03 năm, kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được ghi tại Điều lệ công ty.
    Điều 7. Ngành, nghề cấm kinh doanh
    1. Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh gồm:
    a) Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng;
    b) Kinh doanh chất ma túy các loại;
    c) Kinh doanh hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế);
    d) Kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách;
    đ) Kinh doanh các loại pháo;
    e) Kinh doanh các loại đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, đồ chơi, trò chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự an toàn xã hội;
    g) Kinh doanh các loại thực vật, động vật hoang dã, gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến, thuộc Danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác, sử dụng;
    h) Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, mua bán người;
    i) Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc trái phép dưới mọi hình thức;
    k) Kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân;
    l) Kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài;
    m) Kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
    n) Kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường;
    o) Kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hóa và thiết bị cấm lưu hành, cấm sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành và/hoặc sử dụng tại Việt Nam;
    p) Các ngành, nghề cấm kinh doanh khác được quy định tại các luật, pháp lệnh và nghị định chuyên ngành.
    2. Việc kinh doanh các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều này trong một số trường hợp đặc biệt áp dụng theo quy định của các luật, pháp lệnh hoặc nghị định chuyên ngành liên quan.
    Điều 8. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh
    1. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh áp dụng theo các quy định của các luật, pháp lệnh, nghị định chuyên ngành hoặc quyết định có liên quan của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi chung là pháp luật chuyên ngành).
    2. Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức:
    a) Giấy phép kinh doanh;
    b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
    c) Chứng chỉ hành nghề;
    d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
    đ) Xác nhận vốn pháp định;
    e) Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    g) Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    3. Các quy định về loại ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh đối với ngành, nghề đó tại các văn bản quy phạm pháp luật khác ngoài các loại văn bản quy phạm pháp luật đã nêu tại khoản 1 Điều này đều không có hiệu lực thi hành.
    Điều 9. Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề
    1. Chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Doanh nghiệp là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định.
    Chứng chỉ hành nghề được cấp ở nước ngoài không có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
    2. Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề và điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề tương ứng áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan.
    3. Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật, việc đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh đó phải thực hiện theo quy định dưới đây:
    a) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, Giám đốc của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh đó phải có chứng chỉ hành nghề.
    b) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc và người khác phải có chứng chỉ hành nghề, Giám đốc của doanh nghiệp đó và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề.
    c) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không yêu cầu Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề.
    Điều 10. Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định
    1. Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, mức vốn pháp định cụ thể, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp định, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định, hồ sơ, điều kiện và cách thức xác nhận vốn pháp định áp dụng theo các quy định của pháp luật chuyên ngành.
    2. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc) đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) đối với công ty cổ phần, tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh và chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của vốn được xác nhận là vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nghĩa vụ bảo đảm mức vốn điều lệ thực tế không thấp hơn mức vốn pháp định đã được xác nhận trong cả quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
    3. Đối với đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định, trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có thêm xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định. Người trực tiếp xác nhận vốn pháp định cùng liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số vốn tại thời điểm xác nhận.
    4. Đối với doanh nghiệp đăng ký bổ sung ngành, nghề phải có vốn pháp định thì không yêu cầu phải có thêm xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định nếu vốn chủ sở hữu được ghi trong bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm không quá 03 tháng, kể từ ngày nộp hồ sơ, lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định theo quy định.
    Điều 11. Quyền đăng ký kinh doanh và tiến hành hoạt động kinh doanh
    1. Doanh nghiệp có quyền chủ động đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh, không cần phải xin phép, xin chấp thuận, hỏi ý kiến cơ quan quản lý nhà nước nếu ngành, nghề kinh doanh đó:
    a) Không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh;
    b) Không thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
    2. Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đó kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định.
    Nếu doanh nghiệp tiến hành kinh doanh khi không đủ điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc) đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) đối với công ty cổ phần, tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh và chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân phải cùng liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kinh doanh đó.
    3. Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định khác, doanh nghiệp đã thành lập ở Việt Nam có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ được áp dụng điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối với nhà đầu tư trong nước.
    4. Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định khác, doanh nghiệp đã thành lập ở Việt Nam có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên 49% vốn điều lệ được áp dụng điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối với nhà đầu tư nước ngoài.
    5. Tỷ lệ sở hữu theo quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này được áp dụng trong suốt quá trình doanh nghiệp thực hiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực có liên quan.
    Điều 12. Quyền thành lập doanh nghiệp
    1. Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
    2. Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh hoặc làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác. Cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh hoặc cá nhân thành viên hợp danh có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.
    3. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài lần đầu thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam dự định thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam thực hiện theo quy định sau đây:
    a) Trường hợp doanh nghiệp mới do doanh nghiệp có trên 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập hoặc tham gia thành lập thì phải có dự án đầu tư và thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    b) Trường hợp doanh nghiệp mới do doanh nghiệp có không quá 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập, tham gia thành lập thì việc thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc đăng ký đầu tư trong trường hợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nước.
    Điều 13. Quyền góp vốn, mua cổ phần
    1. Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp đều có quyền góp vốn, mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
    a) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty niêm yết thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
    b) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các trường hợp đặc thù áp dụng quy định của các luật đã nêu tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này và các quy định pháp luật chuyên ngành khác có liên quan;
    c) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;
    d) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ áp dụng theo Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ (Phụ lục Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam).
    2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hoặc của chủ sở hữu công ty theo quy định về góp vốn hoặc chuyển nhượng phần vốn góp và đăng ký thay đổi thành viên theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
    Việc đăng ký thay đổi thành viên đối với công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư.
    Việc đăng ký thay đổi thành viên trong trường hợp khác thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
    3. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần mới phát hành, nhận chuyển nhượng cổ phần theo quy định về mua cổ phần, chuyển nhượng cổ phần và thực hiện đăng ký cổ đông hoặc đăng ký thay đổi cổ đông theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
    Trường hợp nhận vốn góp cổ phần của cổ đông sáng lập quy định tại khoản 3 Điều 84 hoặc nhận chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp thì còn phải đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư.
    Điều 14. Cấm cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước để góp vốn, mua cổ phần và thành lập doanh nghiệp để thu lợi riêng
    1. Nghiêm cấm cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ để thành lập doanh nghiệp, góp vốn và mua cổ phần của doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
    2. Tài sản của Nhà nước và công quỹ quy định tại Điều này bao gồm:
    a) Tài sản được mua sắm bằng vốn ngân sách nhà nước và vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước;
    b) Kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước;
    c) Đất được giao sử dụng để thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
    d) Tài sản và thu nhập khác được tạo ra từ việc sử dụng các tài sản và kinh phí nói trên.
    đ) Kinh phí được tài trợ bởi Chính phủ, tổ chức và cá nhân nước ngoài.
    3. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần vào ít nhất một trong các mục đích sau đây:
    a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả cán bộ, nhân viên của cơ quan, đơn vị;
    b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
    c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.
    Điều 15. Hướng dẫn bổ sung về Giám đốc (Tổng giám đốc) và thành viên Hội đồng quản trị 
    1. Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
    a) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp;
    b) Cổ đông là cá nhân sở hữu ít nhất 5% số cổ phần phổ thông (đối với công ty cổ phần), thành viên là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn) hoặc người khác thì phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chính của công ty.
    Trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn và điều kiện khác với tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại điểm này thì áp dụng tiêu chuẩn và điều kiện do Điều lệ công ty quy định;
    c) Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại các điểm a và b khoản này, Giám đốc (Tổng giám đốc) của công ty con không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi hoặc anh, chị, em ruột của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty con đó.
    2. Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
    a) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp;
    b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế tương ứng trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
    c) Trường hợp chủ sở hữu công ty là cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp có trên 50% sở hữu nhà nước, ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại các điểm a và b khoản này, Giám đốc (Tổng giám đốc) không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi hoặc anh, chị, em ruột của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.
    3. Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
    a) Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp;
    b) Cổ đông là cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc cổ đông sở hữu ít hơn 5% tổng số cổ phần, người không phải là cổ đông thì phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chính của công ty.
    Trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn và điều kiện khác với tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại điểm này thì áp dụng tiêu chuẩn và điều kiện do Điều lệ công ty quy định.
    4. Nếu Điều lệ công ty không quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) của một công ty có thể kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) của công ty khác, trừ trường hợp Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty cổ phần không được đồng thời làm Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty khác theo khoản 2 Điều 116 của Luật Doanh nghiệp.
    Điều 16. Ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
    1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải cư trú ở Việt Nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác để thực hiện quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
    2. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:
    a) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;
    b) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên công ty hợp danh quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
    3. Trường hợp vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên công ty hợp danh cử người khác làm đại diện theo pháp luật của công ty.
    Điều 17. Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
    Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp hoặc đã đăng ký chuyển đổi theo quy định của pháp luật có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ngoài trụ sở chính. Việc thành lập chi nhánh không nhất thiết phải kèm theo hoặc đồng thời với việc thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Hồ sơ, trình tự và thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp và việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư.
    Điều 18. Thực hiện góp vốn và các quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
    1. Thành viên phải góp vốn đầy đủ, đúng tiến độ đã cam kết trong Danh sách thành viên. Nếu việc góp vốn được thực hiện nhiều hơn một lần, thời hạn góp vốn lần cuối của mỗi thành viên không vượt quá 36 tháng, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, thay đổi thành viên và mỗi lần góp vốn thành viên được cấp một giấy xác nhận số vốn đã góp của lần góp vốn đó.
    2. Trong thời hạn 15 ngày sau mỗi đợt góp vốn theo cam kết, người đại diện theo pháp luật của công ty phải báo cáo kết quả tiến độ góp vốn đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
    Trường hợp người đại diện theo pháp luật không thông báo kết quả tiến độ góp vốn theo quy định, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc thành viên sở hữu phần vốn góp lớn nhất tại công ty có quyền nhân danh công ty thực hiện báo cáo kết quả tiến độ góp vốn.
    3. Trong thời hạn chưa góp đủ số vốn theo cam kết, thành viên có số phiếu biểu quyết và được chia lợi tức tương ứng với tỷ lệ số vốn thực góp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.
    4. Sau thời hạn cam kết góp lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp vốn đã cam kết góp, thành viên chưa góp vốn vào công ty theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty và không có quyền chuyển nhượng quyền góp vốn đó cho người khác; số vốn chưa góp được xử lý theo quy định tại khoản 5 Điều này.
    5. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn lần cuối, số vốn chưa góp đủ được xử lý theo thứ tự ưu tiên như sau:
    a) Các thành viên còn lại nhận góp một phần hoặc toàn bộ số vốn chưa góp theo tỷ lệ số vốn đã góp vào công ty;
    b) Một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp;
    c) Huy động thêm người khác góp đủ số vốn chưa góp.
    6. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn 90 ngày theo quy định tại khoản 5 Điều này, người đại diện theo pháp luật của công ty phải báo cáo kết quả tiến độ góp vốn và đăng ký thay đổi thành viên của công ty. Hồ sơ đăng ký thay đổi thành viên trong trường hợp này bao gồm:
    a) Giấy đề nghị đăng ký thay đổi thành viên;
    b) Thông báo kết quả tiến độ góp vốn hoặc bản sao, có xác nhận của công ty, giấy chứng nhận phần góp vốn của các thành viên;
    c) Danh sách thành viên.
    7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản này, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thực hiện đăng ký và cấp Đăng ký thay đổi thành viên cho công ty.
    Trường hợp có thành viên hoặc đại diện ủy quyền của thành viên không ký tên trong Danh sách thành viên quy định tại điểm c khoản 6 Điều này, cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo danh sách nói trên đến thành viên có liên quan và yêu cầu họ xác nhận bằng văn bản về số vốn đã góp của mình trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận thông báo. Thông báo phải được gửi theo cách đảm bảo thành viên có liên quan nhận được thông báo đó. Quá thời hạn trên mà không nhận được xác nhận bằng văn bản của thành viên có liên quan, cơ quan đăng ký kinh doanh đăng ký thay đổi thành viên theo yêu cầu của công ty. Trường hợp thành viên không ký Danh sách thành viên có xác nhận bằng văn bản phản đối số vốn góp được ghi trong danh sách thành viên, cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối cấp đăng ký thay đổi thành viên.
    8. Trường hợp số vốn thực góp được thực hiện theo khoản 5 Điều này vẫn thấp hơn so với tổng số vốn cam kết góp, cơ quan đăng ký kinh doanh đăng ký số vốn đã góp là vốn điều lệ của công ty khi thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên của công ty theo quy định tại khoản 6 Điều này; các thành viên chưa góp đủ vốn theo cam kết phải liên đới chịu trách nhiệm tương đương với số vốn chưa góp về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của công ty phát sinh trước khi đăng ký thay đổi thành viên theo khoản 6 Điều này.
    9. Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền kiểm tra kết quả tiến độ góp vốn theo yêu cầu của một hoặc một số thành viên sở hữu phần vốn góp ít nhất 25% vốn điều lệ của công ty. Kết quả kiểm tra tiến độ góp vốn của cơ quan đăng ký kinh doanh được sử dụng để xác định số phiếu biểu quyết và phân chia lợi nhuận theo quy định tại khoản 3 Điều này và lập các hồ sơ đăng ký thay đổi thành viên theo quy định tại khoản 6 Điều này.
    Điều 19. Quyền khởi kiện của thành viên đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc)
    1. Thành viên có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) trong các trường hợp sau đây:
    a) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) không thực hiện đúng các quyền và nhiệm vụ được giao; không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời quyết định của Hội đồng thành viên; thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty;
    b) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) đã sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
    c) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) đã lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
    d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
    2. Trình tự, thủ tục khởi kiện thực hiện tương ứng theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
    Điều 20. Hướng dẫn bổ sung về một số quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn
    1. Trường hợp cá nhân là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn bị tạm giữ, tạm giam, bị kết án tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật, thành viên đó ủy quyền cho người khác tham gia Hội đồng thành viên quản lý công ty.
    2. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giữ, tạm giam, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật, thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.
    3. Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp, không thanh toán được phần vốn góp được mua lại hoặc không thỏa thuận được về giá mua lại phần vốn góp như quy định tại Điều 43 của Luật Doanh nghiệp, thành viên yêu cầu công ty mua lại có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác. Trong trường hợp này, việc chuyển nhượng không bắt buộc phải thực hiện theo quy định tại Điều 44 của Luật Doanh nghiệp.
    Điều 21. Chữ ký của thành viên, người đại diện thành viên trong biên bản họp Hội đồng thành viên
    1. Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 53 của Luật Doanh nghiệp, tất cả thành viên, người đại diện thành viên dự họp phải ký vào biên bản họp Hội đồng thành viên. Trường hợp nghị quyết Hội đồng thành viên đã được thông qua theo đúng quy định tại các Điều 51 và 52 của Luật Doanh nghiệp, nhưng thành viên hoặc người đại diện thành viên thiểu số từ chối ký biên bản họp Hội đồng thành viên thì chữ ký xác nhận việc tham dự họp của họ được coi là chữ ký của họ tại biên bản họp Hội đồng thành viên.
    2. Khoản 1 Điều này cũng áp dụng tương tự đối với chữ ký thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần quy định tại điểm i khoản 1 Điều 113 của Luật Doanh nghiệp.
    Điều 22. Số người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc dự họp Đại hội đồng cổ đông
    1. Nếu Điều lệ công ty không quy định khác thì:
    a) Tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ được quyền cử không quá ba người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên;
    b) Tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có quyền ủy quyền tối đa ba người tham dự họp Đại hội đồng cổ đông.
    2. Số lượng thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức do chủ sở hữu công ty quyết định.
    Điều 23. Cổ đông sáng lập
    1. Cổ đông sáng lập là người góp vốn cổ phần, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần.
    2. Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất ba cổ đông sáng lập; công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập.
    Trong trường hợp không có cổ đông sáng lập, Điều lệ công ty cổ phần trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.
    3. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền phát hành tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp. Cổ đông sáng lập và cổ đông phổ thông tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp phải thanh toán đủ số cổ phần đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, số phiếu biểu quyết của cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông được đăng ký mua.
    4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cuối cùng các cổ đông quy định tại khoản 3 Điều này phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua, công ty phải thông báo kết quả góp vốn cổ phần đã đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
    5. Trường hợp có cổ đông không thanh toán đủ số cổ phần đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì thực hiện theo quy định sau đây:
    a) Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;
    b) Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được quyền chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;
    c) Trường hợp cổ đông không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua, số cổ phần còn lại được xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cuối cùng cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đăng ký mua; đồng thời, công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập theo quy định tại khoản 6 Điều này.
    6. Công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn 90 ngày quy định tại điểm c khoản 5 Điều này. Hồ sơ đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập bao gồm:
    a) Giấy đề nghị đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập;
    b) Bản sao sổ đăng ký cổ đông có xác nhận của công ty;
    c) Danh sách bổ sung, sửa đổi cổ đông sáng lập.
    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập.
    7. Trường hợp có cổ đông sáng lập, đại diện ủy quyền cổ đông sáng lập không ký tên vào Danh sách bổ sung, sửa đổi cổ đông sáng lập, cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo danh sách bổ sung, sửa đổi cổ đông sáng lập đến các cổ đông có liên quan và yêu cầu họ xác nhận tính chính xác của số cổ phần đã thanh toán trong 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Thông báo phải được gửi bằng cách bảo đảm để các cổ đông có liên quan phải nhận được thông báo đó.
    Sau 15 ngày nói trên mà không nhận được xác nhận bằng văn bản của cổ đông sáng lập có liên quan, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập theo yêu cầu của công ty. Trường hợp có cổ đông liên quan phản đối bằng văn bản về tính chính xác của nội dung danh sách cổ đông sáng lập, cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập.
    8. Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền kiểm tra kết quả góp vốn cổ phần theo yêu cầu của một hoặc nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty. Kết quả kiểm tra việc góp vốn cổ phần được sử dụng để lập sổ đăng ký cổ đông, lập danh sách cổ đông sáng lập, cấp cổ phiếu cho cổ đông và các hồ sơ giấy tờ cần thiết khác của công ty.
    9. Sau 03 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, nếu số cổ phần được quyền phát hành quy định tại khoản 4 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp không được bán hết, công ty phải đăng ký điều chỉnh giảm số vốn được quyền phát hành ngang bằng với số cổ phần đã phát hành. Công ty cổ phần không được tăng số cổ phần được quyền phát hành khi số cổ phần hiện có chưa được bán hết.
    10. Hạn chế chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với số cổ phần đăng ký mua tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp lần đầu và đã góp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    Điều 24. Chào bán cổ phần
    1. Công ty cổ phần thực hiện chào bán cổ phần theo một trong các phương thức sau đây:
    a) Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả internet;
    b) Chào bán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
    c) Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định;
    d) Chào bán cho dưới một trăm nhà đầu tư đã được xác định.
    2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục và điều kiện chào bán cổ phần thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật về chứng khoán.
    3. Sau khi kết thúc đợt chào bán cổ phần, công ty đăng ký lại vốn điều lệ theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
    Điều 25. Quyền khởi kiện đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc)
    1. Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền yêu cầu Ban kiểm soát khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) trong các trường hợp sau đây:
    a) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) không thực hiện đúng các quyền và nhiệm vụ được giao; không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời quyết định của Hội đồng quản trị; thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao trái với quy định của pháp luật, Điều lệ công ty hoặc Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;
    b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) đã sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
    c) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) đã lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
    d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
    2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu khởi kiện của cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này, Ban kiểm soát phải trả lời bằng văn bản xác nhận đã nhận được yêu cầu khởi kiện và tiến hành các thủ tục khởi kiện theo yêu cầu.
    3. Trường hợp Ban kiểm soát không khởi kiện theo yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều này hoặc trong công ty cổ phần không có Ban kiểm soát thì cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này có quyền trực tiếp khởi kiện thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc).
    4. Trình tự, thủ tục khởi kiện thực hiện tương ứng theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
    Điều 26. Một số vấn đề liên quan đến Đại hội đồng cổ đông
    1. Cổ đông có thể tham dự Đại hội đồng cổ đông theo một trong các hình thức sau đây:
    a) Trực tiếp tham dự họp Đại hội đồng cổ đông;
    b) Gửi phiếu biểu quyết bằng thư đảm bảo đến Hội đồng quản trị chậm nhất 01 ngày trước khi khai mạc cuộc họp. Trong trường hợp này, trưởng ban kiểm phiếu của Đại hội đồng cổ đông có quyền mở phiếu biểu quyết của cổ đông đó;
    c) Ủy quyền cho người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp cổ đông là tổ chức không có người đại diện theo ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 96 của Luật Doanh nghiệp thì ủy quyền người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông.
    2. Trường hợp cổ đông dự họp là người có liên quan không có quyền biểu quyết, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về vấn đề đó được thông qua khi có ít nhất 65% hoặc 75% tổng số phiếu được quyền biểu quyết tương ứng theo quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều 104 của Luật Doanh nghiệp.
    Điều 27. Hiệu lực nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị
    1. Nếu Điều lệ công ty không quy định khác, nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị có hiệu lực thi hành kể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày có hiệu lực được ghi rõ trong nghị quyết, quyết định đó.
    2. Trường hợp có cổ đông, nhóm cổ đông, thành viên Hội đồng thành viên hoặc thành viên Hội đồng quản trị yêu cầu khởi kiện hoặc trực tiếp khởi kiện đối với nghị quyết, quyết định đã được thông qua thì nghị quyết, quyết định bị khởi kiện vẫn tiếp tục được thi hành cho đến khi Tòa án hoặc Trọng tài có quyết định khác.
    Điều 28. Công khai hóa những người có liên quan và các giao dịch của họ với công ty
    Nếu Điều lệ công ty không quy định khác, việc công khai hóa những người có liên quan và các giao dịch của họ với công ty thực hiện theo quy định sau đây:
    1. Công ty phải tập hợp và cập nhật danh sách những người có liên quan của công ty theo quy định tại khoản 17 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp và các giao dịch tương ứng của họ với công ty; Danh sách này phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty; trường hợp cần thiết có thể lưu giữ một phần hoặc toàn bộ nội dung Danh sách nói trên tại các chi nhánh của công ty;
    2. Tất cả các cổ đông, những người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty và những người đại diện theo ủy quyền của họ có quyền xem, trích lục và sao một phần hoặc toàn bộ nội dung Danh sách nói trên trong giờ làm việc.
    3. Công ty phải tạo điều kiện để những người nói tại khoản 2 Điều này tiếp cận, xem, trích lục và sao danh sách những người có liên quan của công ty và những nội dung khác một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất. Không ai có quyền ngăn cản, gây khó khăn đối với họ trong thực hiện quyền tiếp cận thông tin quy định tại khoản 2 Điều này.
    Điều 29. Bầu dồn phiếu
    1. Phương thức dồn phiếu bầu quy định tại điểm c khoản 3 Điều 104 của Luật Doanh nghiệp được áp dụng đối với tất cả các công ty cổ phần, gồm cả các công ty niêm yết, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác.
    2. Trước và trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, các cổ đông có quyền cùng nhau lập nhóm để đề cử và dồn phiếu bầu cho người do họ đề cử.
    3. Số lượng ứng cử viên mà mỗi nhóm có quyền đề cử phụ thuộc vào số lượng ứng cử viên do Đại hội quyết định và tỷ lệ sở hữu cổ phần của mỗi nhóm. Nếu Điều lệ công ty không quy định khác hoặc Đại hội đồng cổ đông không quyết định khác thì số lượng ứng cử viên mà các nhóm có quyền đề cử thực hiện như sau:
    a) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 10% đến dưới 20% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa một ứng cử viên;
    b) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 20% đến dưới 30% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa hai ứng cử viên;
    c) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 30% đến dưới 40% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa ba ứng cử viên;
    d) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 40% đến dưới 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa bốn ứng cử viên;
    đ) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 50% đến dưới 60% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa năm ứng cử viên;
    e) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 60% đến dưới 70% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa sáu ứng cử viên;
    g) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 70% đến dưới 80% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa bảy ứng cử viên;
    h) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 80% đến dưới 90% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa tám ứng cử viên.
    Trường hợp số lượng ứng cử viên được cổ đông, nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử, số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát hoặc các cổ đông khác đề cử.
    4. Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Ban kiểm soát được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp có từ hai ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty.
    Điều 30. Hướng dẫn bổ sung về họp Hội đồng quản trị
    1. Cuộc họp của Hội đồng quản trị theo giấy triệu tập lần thứ nhất được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên dự họp.
    2. Trường hợp cuộc họp được triệu tập theo quy định khoản 1 Điều này không đủ số thành viên dự họp theo quy định thì được triệu tập lần thứ hai trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Trong trường hợp này, cuộc họp được tiến hành nếu có hơn một nửa số thành viên Hội đồng quản trị dự họp.
    Điều 31. Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
    1. Việc chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn 100% sở hữu nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
    2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này) được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi chủ sở hữu công ty đã góp đủ số vốn vào công ty như đã cam kết. Công ty được chuyển đổi theo phương thức sau:
    a) Chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, cho, tặng một phần sở hữu của mình tại công ty cho một hoặc một số người khác;
    b) Công ty huy động thêm vốn góp từ một hoặc một số người khác.
    Giá trị phần vốn góp được chuyển nhượng, cho, tặng hoặc huy động thêm tương ứng với cách thức chuyển đổi nói trên phải theo giá thị trường, giá được định theo phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc phương pháp khác.
    3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, cho, tặng một phần sở hữu của mình tại công ty cho một hoặc một số người khác hoặc công ty huy động thêm vốn góp hoặc vốn cam kết góp từ một hoặc một số người khác, công ty gửi hoặc nộp hồ sơ chuyển đổi tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Hồ sơ, trình tự thủ tục chuyển đổi thực hiện theo quy định tương ứng của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư tương ứng.
    4. Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
    5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư phải thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Doanh nghiệp; đồng thời xóa tên công ty được chuyển đổi trong sổ đăng ký doanh nghiệp.
    Điều 32. Chuyển đổi công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
    1. Công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo phương thức sau:
    a) Một cổ đông hoặc thành viên nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp tương ứng của tất cả các cổ đông, thành viên còn lại;
    b) Một cổ đông hoặc thành viên là pháp nhân nhận góp vốn đầu tư bằng toàn bộ cổ phần hoặc phần vốn góp của tất cả các cổ đông, thành viên còn lại;
    c) Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là thành viên hoặc cổ đông nhận chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư bằng toàn bộ số cổ phần hoặc phần vốn góp của tất cả cổ đông hoặc thành viên của công ty.
    2. Việc chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư bằng cổ phần, phần vốn góp quy định tại khoản 1 Điều này phải thực hiện theo giá thị trường, giá được định theo phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc phương pháp khác.
    3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày một cổ đông hoặc một thành viên nhận chuyển nhượng quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này hoặc nhận góp vốn đầu tư quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này hoặc một người khác nhận chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, công ty gửi hoặc nộp hồ sơ chuyển đổi tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Hồ sơ chuyển đổi thực hiện theo quy định tương ứng của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
    4. Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
    5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư phải thông báo cho các cơ quan nhà nước liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Doanh nghiệp; đồng thời xóa tên công ty được chuyển đổi trong sổ đăng ký doanh nghiệp.
    Điều 33. Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần
    1. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần thì thực hiện theo quy định của pháp luật về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
    2. Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo phương thức sau:
    a) Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm người khác cùng góp vốn cổ phần, không bán cổ phần hiện có cho người khác;
    b) Chuyển đổi thành công ty cổ phần kết hợp với chào bán chứng khoán ra công chúng;
    c) Chuyển đổi thành công ty cổ phần kết hợp với chào bán cổ phần cho ít hơn 100 nhà đầu tư đã xác định.
    3. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách chào bán chứng khoán ra công chúng thì điều kiện chuyển đổi, trình tự, thủ tục và điều kiện chào bán chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
    4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư tương ứng; đồng thời, thu hồi lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp đối với công ty được chuyển đổi. Hồ sơ chuyển đổi thực hiện theo quy định tương ứng của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
    5. Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
    6. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư quy định tại khoản 4 Điều này, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư phải thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Doanh nghiệp; đồng thời xóa tên công ty được chuyển đổi trong sổ đăng ký doanh nghiệp.
    Điều 34. Nội dung chủ yếu của giấy đề nghị chuyển đổi
    Giấy đề nghị chuyển đổi quy định tại các Điều 31, 32 và 33 Nghị định này tối thiểu phải có các nội dung sau:
    1. Tên công ty được chuyển đổi;
    2. Tên công ty chuyển đổi (nếu công ty dự định thay đổi tên khi chuyển đổi);
    3. Địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax, địa chỉ giao dịch thư điện tử (nếu có);
    4. Ngành, nghề kinh doanh;
    5. Vốn điều lệ hiện hành và vốn điều lệ sau khi huy động thêm vốn góp, hoặc cổ phần;
    6. Hình thức chuyển đổi;
    7. Họ và tên, địa chỉ thường trú, số chứng minh nhân dân, hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của công ty;  
    8. Các nội dung khác theo quy định tại các khoản 5 và 6 Điều 21 của Luật Doanh nghiệp.
    Điều 35. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấy chứng nhận đầu tư áp dụng đối với trường hợp chuyển đổi
    Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty chuyển đổi theo quy định tại các Điều 31, 32 và 33 Nghị định này có nội dung chủ yếu sau:
    1. Tên công ty được chuyển đổi, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, vốn điều lệ;
    2. Tên công ty chuyển đổi, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
    3. Địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện; số điện thoại, số fax và địa chỉ giao dịch thư điện tử (nếu có) của công ty chuyển đổi;
    4. Vốn điều lệ của công ty chuyển đổi đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, số cổ phần và giá trị cổ phần đã bán, số cổ phần được quyền chào bán đối với công ty cổ phần;
    5. Ngành, nghề kinh doanh;
    6. Họ và tên, địa chỉ thường trú hoặc địa chỉ đăng ký tạm trú (đối với người nước ngoài), quốc tịch, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu (đối với người nước ngoài) hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của công ty;
    7. Các nội dung khác theo quy định tại khoản 3 Điều 25 của Luật Doanh nghiệp.
    Điều 36. Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn
    1. Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đủ các điều kiện sau đây:
    a) Có đủ các điều kiện quy định tại Điều 24 của Luật Doanh nghiệp;
    b) Chủ doanh nghiệp tư nhân phải là chủ sở hữu công ty (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân) hoặc thành viên (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên);
    c) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
    d) Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó;
    đ) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
    2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn những yêu cầu cần sửa đổi, bổ sung. Hồ sơ chuyển đổi thực hiện theo quy định tương ứng tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
    3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư phải thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Doanh nghiệp; đồng thời xóa tên doanh nghiệp tư nhân đã chuyển đổi trong sổ đăng ký doanh nghiệp.
    Điều 37. Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chưa đăng ký lại theo Nghị định số 101/2006/NĐ-CP của Chính phủ
    1. Việc tổ chức quản lý nội bộ và hoạt động của doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ doanh nghiệp; trường hợp Điều lệ không quy định thì áp dụng theo các quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
    2. Có các quyền và nghĩa vụ tương ứng theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và pháp luật khác liên quan trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề đã ghi trong Giấy phép đầu tư.
    Điều 38. Hướng dẫn bổ sung về tập đoàn kinh tế
    1. Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có quy mô lớn, có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con.
    2. Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định.
    3. Công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 15 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp. Công ty con được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc của pháp luật liên quan.
    Công ty mẹ, công ty con và các công ty khác hợp thành tập đoàn kinh tế có các quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động phù hợp với hình thức tổ chức doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật liên quan và Điều lệ công ty.
    4. Cụm từ “tập đoàn” có thể sử dụng như một thành tố phụ trợ cấu thành tên riêng của công ty mẹ, phù hợp với các quy định từ Điều 31 đến Điều 34 của Luật Doanh nghiệp về đặt tên doanh nghiệp.
    5. Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ báo cáo tài chính hợp nhất, giám sát hoạt động tài chính của tập đoàn kinh tế, của nhóm công ty mẹ - công ty con thuộc tập đoàn kinh tế.
    Bộ Công thương hướng dẫn việc giám sát các tập đoàn kinh tế, nhóm công ty mẹ - công ty con thuộc tập đoàn kinh tế thực hiện các quy định về hạn chế cạnh tranh, chống lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường hoặc lạm dụng vị trí độc quyền.
    Điều 39. Giám sát của cơ quan đăng ký kinh doanh đối với trình tự, thủ tục tiến hành họp và quyết định của Đại hội đồng cổ đông
    1. Cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật Doanh nghiệp có quyền đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư giám sát trình tự, thủ tục triệu tập, tiến hành họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông do họ triệu tập theo quy định tại khoản 6 Điều 97 của Luật Doanh nghiệp.
    2. Đề nghị phải bằng văn bản và tối thiểu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
    a) Tên và địa chỉ trụ sở chính công ty;
    b) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
    c) Danh sách cổ đông, nhóm cổ đông yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, gồm họ và tên (đối với cá nhân), tên và địa chỉ trụ sở chính (đối với pháp nhân), số cổ phần phổ thông và tỷ lệ sở hữu, ngày và số đăng ký cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông;
    d) Lý do triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, thời gian và địa điểm họp;
    đ) Chữ ký của tất cả cổ đông, nhóm cổ đông triệu tập họp; 
    3. Đề nghị quy định tại khoản 2 Điều này phải kèm theo:
    a) Giấy yêu cầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 97 của Luật Doanh nghiệp.
    b) Giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông;
    c) Chương trình họp và các tài liệu phục vụ họp.
    4. Cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư cử đại diện giám sát họp Đại hội đồng cổ đông nếu nhận hồ sơ đủ về số lượng và nội dung tại các khoản 2 và 3 Điều này ít nhất 03 ngày trước khi họp và cổ đông, nhóm cổ đông triệu tập họp có đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông của công ty và có đủ tỷ lệ sở hữu theo quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật Doanh nghiệp.
    5. Đại diện cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư có trách nhiệm giám sát trình tự, thủ tục tiến hành họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề thuộc chương trình họp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
    Theo yêu cầu của chủ tọa, đại diện cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư có thể trình bày hướng dẫn thể thức và thủ tục tiến hành Đại hội và biểu quyết, nếu xét thấy cần thiết.
    6. Một ngày sau ngày bế mạc họp Đại hội đồng cổ đông, đại diện cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả giám sát cuộc họp, gửi cho công ty và đồng thời lưu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty. Báo cáo phải có nhận định về tính hợp pháp của trình tự, thủ tục tiến hành họp.
    Điều 40. Giải thể doanh nghiệp
    1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 157 của Luật Doanh nghiệp, bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư quy định tại Điều 68 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư hoặc bị Tòa án tuyên bố giải thể.
    2. Trình tự, thủ tục giải thể, thanh lý tài sản doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các khoản 1 đến khoản 4 Điều 158 của Luật Doanh nghiệp.
    3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc giải thể doanh nghiệp và thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp quy định tại khoản 5 Điều 158 của Luật Doanh nghiệp bao gồm:
    a) Quyết định giải thể hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố giải thể doanh nghiệp;
    b) Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
    c) Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
    d) Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế;
    đ) Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu;
    e) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
    4. Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp.
    5. Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, những người quy định tại khoản 4 Điều này phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư.
    6. Việc giải thể các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của các luật quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyên ngành đó.
    Điều 41. Chấm dứt hoạt động chi nhánh
    1. Chi nhánh của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    2. Hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh bao gồm:
    a) Quyết định của doanh nghiệp về chấm dứt hoạt động chi nhánh hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    b) Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
    c) Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
    d) Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh;
    đ) Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu của chi nhánh.
    3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và Giám đốc chi nhánh bị giải thể liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh.
    4. Doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.
    5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư xóa tên chi nhánh trong sổ đăng ký hoạt động chi nhánh.
    Điều 42. Hiệu lực thi hành
    1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2010.
    2. Nghị định này thay thế Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.
    Điều 43. Tổ chức thực hiện
    Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đối tượng áp dụng của Nghị định chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


    Nơi nhận:
    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
    - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
    - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Tòa án nhân dân tối cao;
    - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
    - Kiểm toán Nhà nước;
    - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
    - Ngân hàng Chính sách Xã hội;
    - Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
    - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
    - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
    - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
    - Lưu: Văn thư, ĐMDN (5b).
    TM. CHÍNH PHỦ
    THỦ TƯỚNG




    Nguyễn Tấn Dũng

    Bài đã đăng

    Blog Archive